Sau khi mất răng thì xương hàm của
bạn sẽ bắt đầu bị tiêu và tùy thuộc từng người mà mức độ tiêu xương sẽ
khác nhau. Do đó nếu người bệnh bị tiêu xương quá nhiều thì bác sĩ sẽ
chỉ định ghép xương trước khi tiến hành cấy ghép implant để ca điều trị được thành công.
Các dạng tiêu xương phổ biến
Bác sĩ nha khoa cho biết co nhiều dạng tiêu xương nhưng được chia thành các dạng như sau:
- Theo chiều ngang: xương ở hai bên thu hẹp lại khiến các răng kế cận bị đổ nghiêng sang khoảng trống mất răng
- Theo chiều dọc: phần xương phía trên cùng, ngay dưới nướu sẽ bị thụt thấp xuống dưới gây ra tụt nướu và khiến xương bị hõm xuống
- Khu vực nâng xoang: khu vực phía trên xương hàm, bắt đầu từ các đỉnh xoảng tràn xuống và tăng dần theo thời gian.
- Hạ thấp xương hàm khi mất nhiều răng: theo thời gian xương hàm sẽ bị tiêu dần đến ống dây thần kinh. Điều này gây cản trở trong việc phục hồi răng với cấy ghép implant.
- Tiêu toàn bộ xương: trường hợp này xảy ra khi răng bị mất cả hàm trên và hàm dưới. Biểu hiện là miệng bị hõm vào, khuôn mặt bị nhăn nheo, già nua.
Sau khi ghép xương bao lâu thì có thể cấy ghép implant?
Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà
bác sĩ sẽ có phương hướng điều trị phù hợp. Nếu người bệnh bị tiêu xương
ít thì bác sĩ sẽ vừa cắm implant vừa ghép xương. Còn nếu bệnh nhân bị
tiêu xương quá nhiều thì sau khi ghép xương khoảng 3 – 6 tháng thì mới
tiến hành trồng răng implant.
>>> Xem bài viết liên quan: cấy ghép implant giá bao nhiêu