Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Sâu răng có nguy hiểm không

Câu hỏi: Chào bác sĩ Nha Khoa nha khoa Chiếc răng hàm số 7 của em có biểu hiện của bệnh sâu răng như răng xuất hiện đốm đen, đau nhức và ê buốt khi ăn. Gần thi đại học rồi nên em rất lo lắng sâu răng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Mong bác sĩ tư vấn giúp em sâu răng có nguy hiểm không ak ? (Bảo Trang, Phú Yên)
Bác sĩ trả lời: Bạn Trang thân mến! Rất vui vì bạn đã gửi câu hỏi về cho Nha Khoa! Với vấn đề bạn quan tâm sâu răng có nguy hiểm không chúng tôi xin được trả lợi như sau:

Sâu răng có nguy hiểm không ?

Sâu răng là một bệnh lý khá phổ biến cho dù là trẻ em hay người lớn đều rất dễ mắc phải. Sâu răng là quá trình vi khuẩn tiếp xúc, tấn công cấu trúc răng, gây nên những tổn thương trên bề mặt răng, biểu hiện đầu tiên cho thấy bạn đang bị sâu răng là những lỗ sâu li ti trên bề mặt răng hay quanh thân răng, răng bị đau nhức kéo dài, khó chịu, ê buốt khi có tác động nóng lạnh.



Sâu răng nếu không phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến tủy răng gây hoạt tủy và mất răng
Sâu răng có nguy hiểm không tùy thuộc vào cách nhận biết bệnh của chính bạn. Bạn không nên chủ quan khi bị sâu răng vì nếu bạn không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sâu răng sẽ phát triển và xâm nhập vào sâu cấy trúc răng, phá hủy lớp ngà và tủy răng bên trong, gây hoại tử tủy, răng gẫy rụng dài lâu và ảnh hưởng đến các răng bên cạnh cũng như sức khỏe của bạn.
Tuy nhiên, sâu răng có thể chữa khỏi được hoàn toàn và không gây nguy hiểm nếu bạn biết phát hiện sớm và điều trị kịp thời.  Tại Nha Khoa nha khoa đã có rất đông bệnh nhân tin tưởng lựa chọn thăm khám và điều trị bệnh sâu răng. Bác sĩ sẽ thăm khám kiểm tra mức độ răng sâu, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Nếu răng sâu còn chắc khỏe, ổ sâu chưa lan rộng và có thể bảo tồn được thì bác sĩ sẽ tiến hành nạo bỏ ổ sâu và trám bít lại ngăn không cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào, sau đó bọc răng sứ cho răng bị sâu giúp bảo vệ bề mặt răng khỏi các chất axit có trong thức ăn và tăng cường độ cứng chắc của răng không bị bể vỡ khi ăn nhai.

Khi bị sâu răng bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời
Còn trong trường hợp, răng sâu đã chết tủy, dễ lung lây và không thể bảo tồn được thì bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ răng và phục hình lại răng bằng phương pháp trồng răng sứ hay cấy ghép răng implant.
Sâu răng tuy có thể chữa khỏi nhưng gây ra cho bạn những cơn đau nhức kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và sức khỏe, vì thế bạn nên chủ động hơn trong việc chăm sóc răng miệng tại nhà. Khi răng sâu đau nhức bạn có thể áp dụng các phương pháp chườm ấm, súc miệng bằng nước muối pha loãng. Đồng thời, thực hiện chế độ thăm khám và kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi và kịp thời phát hiện sâu răng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét